Hướng Dẫn Tính Thuế Thu Nhập Cá Nhân
Đối với phần lớn người lao động, vấn đề tính thuế thu nhập cá nhân luôn là một vấn đề gây hoang mang và đau đầu, cụ thể các thắc mắc sẽ xoay quanh câu hỏi: "Phương pháp tính toán như thế nào sẽ chính xác?". Tại sao lương thực nhận (Net) lại là con số này? Cùng Careerbuilder.vn tìm hiểu vấn đề thật cụ thể qua các thông tin được cung cấp sau đây.
Thông thường, lương chúng ta dùng để tính thuế sẽ dựa vào thu nhập tính thuế (hay còn gọi là lương Gross). Dưới đây là công thức mà các bạn có thể dùng để quy đổi từ lương thực nhận (Net) ra thu nhập tính thuế(Gross)
BẢNG QUY ĐỔI THU NHẬP KHÔNG BAO GỒM THUẾ RA THU NHẬP TÍNH THUẾ
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công)
STT |
Thu nhập làm căn cứ quy đổi/tháng (viết tắt là TNQĐ) |
Thu nhập tính thuế (TNTT) |
1 | Đến 4,75 triệu đồng (trđ) | TNQĐ/0,95 |
2 | Trên 4,75 trđ đến 9,25trđ | (TNQĐ – 0, 25 trđ)/0,9 |
3 | Trên 9,25 trđ đến 16,05trđ | (TNQĐ – 0,75 trđ )/0,85 |
4 | Trên 16,05 trđ đến 27,25 trđ | (TNQĐ – 1,65 trđ)/0,8 |
5 | Trên 27,25 trđ đến 42,25 trđ | (TNQĐ – 3,25 trđ)/0,75 |
6 | Trên 42,25 trđ đến 61,85 trđ | (TNQĐ – 5,85 trđ)/0,7 |
7 | Trên 61,85 trđ | (TNQĐ – 9,85 trđ)/0,65 |
Ví dụ:
Lương thực nhận bạn là 4.750.000 VNĐ thì thu nhập tính thuế của bạn sẽ là 4.7500.000/0,95 =5.000.000 VNĐ
Sau khi chúng ta đã có thu nhập tính thuế, chúng ta sẽ tiến hành phương pháp tính thuế lũy tiến từng phần như bên dưới:
BẢNG HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP TÍNH THUẾ THEO BIỂU THUẾ LUỸ TIẾN TỪNG PHẦN
(đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công, kinh doanh)
Bậc | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất | Cách 1 | Cách 2 |
1 | Đến 5 triệu đồng (trđ) | 5% | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10% | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT - 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15% | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT - 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20% | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT - 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25% | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT - 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30% | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT - 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35% | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT - 9,85 trđ |
Đối với cá nhân có ký HĐLĐ trên 3 tháng:
Ví dụ: Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 100 triệu đồng và ông A phải nuôi 2 con dưới 18 tuổi. Trong tháng ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học.
a) Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của ông A được tính như sau:
- Ông A được giảm trừ các khoản sau:
-Cho bản thân là 9 triệu đồng
-Cho 2 người phụ thuộc: 3,6 triệu đồng x 2 người = 7,2 triệu đồng
-BHXH(8%),Y tế (1.5%) ,Thất nghiệp (1%): 23 triệu đồng (số tiền cao nhất bảo hiểm trả cho lương lớn hơn 23 triệu đồng) x ( 8% + 1.5% + 1%) = 2,415 triệu đồng
Lưu ý: đối với trường hợp tiền lương trong tháng thấp hơn 23 triệu đồng thì tính: tổng tiền lương x (8% + 1.5% + 1%)
Tổng cộng các khoản được giảm trừ: 9 triệu đồng + 7,2 triệu đồng + 2,415 triệu đồng = 18,615 triệu đồng
Thu nhập tính thuế áp vào biểu thuế lũy tiến từng phần để tính số thuế phải nộp là:
100 triệu đồng – 18,615 triệu đồng = 81,385 triệu đồng
Số thuế phải nộp được tính 81,385 triệu đồng được tính như sau:
1. Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5% (1)
5 triệu đồng x 5% = 0,25 triệu đồng
2. Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%
( 10 triệu đồng – 5 triệu đồng) x 10% =0,5 triệu đồng
3. Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%
( 18 triệu đồng – 10 triệu đồng) x 15% = 1,2 triệu đồng
4. Bậc 4: thu nhập tính thuế trên 18 triệu đồng đến 32 triệu đồng, thuế suất 20%
( 32 triệu đồng – 18 triệu đồng) x 20% = 2,8 triệu đồng
5. Bậc 5: thu nhập tính thuế trên 32 triệu đồng đến 52 triệu đồng, thuế suất 25%
( 52 triệu đồng – 32 triệu đồng) x 25% = 5 triệu đồng
6. Bậc 6: thu nhập tính thuế trên 52 triệu đồng đến 80 triệu đồng, thuế suất 30%
( 80 triệu đồng – 52 triệu đồng) x 30% = 8,4 triệu đồng
7. Bậc 7: thu nhập tính thuế trên 80 triệu đồng đến 81,385 triệu đồng, thuế suất 35%
( 81,385 triệu đồng – 80 triệu đồng) x 35% = 0,485 triệu đồng
Tổng số thuế ông A phải tạm nộp trong tháng là:
1+2+3+4+5+6+7 = 0,25 triệu đồng + 0,5 triệu đồng + 1,2 triệu đồng + 2,8 triệu đồng + 5 triệu đồng + 8,4 triệu đồng + 0,485 triệu đồng= 18,635 triệu đồng
b) Ngoài ra, ta có thể tính cho ông A có thể tính cách rút gọn như sau:
-Cách 1: 18,15 triệu đồng + ( 81,385 triệu đồng – 80 triệu đồng) x 35% = 18,635 triệu đồng
-Cách 2: 35% x 81,385 triệu đồng – 9,85 triệu đồng = 18,635 triệu đồng
Đối với cá nhân không có ký HĐLĐ hoặc có ký HĐLĐ nhưng dưới 3 tháng:
Tiến hành khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo từng lần chi trả thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên như sau:
- Đối với cá nhân cư trú: khấu trừ 10% trên tổng thu nhập trả/lần( không phân biệt có hay không có mã số thuế cá nhân)
- Đối với cá nhân không cư trú: khấu trừ 20% trên tổng thu nhập trả/lần
Sau khi tham khảo các thông tin được cung cấp phía trên, Careerbuilder.vn hy vọng những thắc mắc trong việc tính thuế thu nhập cá nhân của các bạn sẽ được giải đáp. Hãy cùng đón đọc những thông tin hữu ích khác Careerbuilder.vn sẽ gửi tới các bạn trong thời gian tới.
CareerBuilder