Welcome To Talentnetwork

Register Now

What is a Talent Network

Joining our Talent Network will enhance your job search and application process. Whether you choose to apply or just leave your information, we look forward to staying connected with you.

Why Join?

  • Receive alerts with new job opportunities that match your interests
  • Receive relevant communications and updates from our organization
  • Share job opportunities with family and friends through Social Media or email

Join our Talent Network today!

"Cảm ơn" và "xin lỗi"

2022-08-19 14:48:42

"Cảm ơn" và "xin lỗi" là biểu hiện của ứng xử văn hóa

Quý Anh/ Chị thân mến!

Trong cuộc sống thường ngày của mỗi chúng ta, lời cám ơn và xin lỗi tưởng chừng như rất khó nói nhưng thực chất nó có tác dụng rất lớn trong việc duy trì và kết nối các mối quan hệ. Đặc biệt tại môi trường công sở, khi công việc được giải quyết bằng sự phối hợp của tập thể thì giá trị của lời cảm ơn và xin lỗi càng được nhân lên gấp nhiều lần.  

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ, và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi... Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác. Thậm chí thường ngày khi cha mẹ dặn dò con cái phải biết cảm ơn và xin lỗi nhưng đôi khi lại ít chủ động làm gương trong việc nói những lời ấy.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

Mỗi chúng ta hãy biết dùng những lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và chủ động hơn để gia tăng thêm tình cảm, thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên Hoa Sen với nhau!

 

Những cách để lời xin lỗi đạt được hiểu quả cao nhất:

+ Dành thời gian để xác định bản thân đã làm gì có lỗi.

+ Sử dụng những từ ngữ rõ ràng để diễn tả suy nghĩ và tình cảm của bạn.

+ Cho đối phương thấy bạn đã hiểu được lỗi lầm của bản thân và cảm thông với sự giận của họ. Đừng cố gắng biện minh và đừng đổ lỗi.

+ Chọn cách xin lỗi là viết hay nói.

+ Tỏ ra có trách nhiệm với lỗi lầm và cam đoan ngừng nó.

+ Cho đối phương biết bạn đã nhận thấy hành động có lỗi ảnh hưởng tới người khác như thế nào.

+ Cho đối phương có thời gian suy nghĩ về lỗi lầm của bạn.

+ Rõ ràng đề nghị sự tha thứ nhưng đừng yêu cầu.

+ Cho đối phương biết bạn đã thật sự suy nghĩ về lỗi lầm

+ "Tôi xin lỗi vì tôi đã…" chứ không phải "Tôi xin lỗi vì có thể tôi đã…"

+ Đừng nói "Xin lỗi vì đã… nhưng..."

+ Đề cao tầm quan trọng của người đó đối với cuộc sống của bạn.

+ Sửa chữa, khắc phục sai lầm.

 

NGUỒN: BAN BIÊN TẬP SEN VÀNG

JOIN OUR TALENT NETWORK

 

Thanks for joining our Talent Network,

By joining our Talent Network you have not officially applied to a position.

Please apply now to become candidates for vacancies or continue update resume.